Kế toán CATAX»Tài liệu kế toán»Thuế TNCN»Chi tiết nhất về thuế thu nhập cá nhân năm 2017

Chi tiết nhất về thuế thu nhập cá nhân năm 2017

 

Hiện nay, kế toán cũng như những cá nhân vẫn gặp khó khăn trong việc hiểu, tính thuế thu nhập cá nhân và quyết toán thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên công ty cũng như cá nhân nên kế toán Nhật Minh sẽ tổng hợp để các bạn có thể nắm bắt được theo một cách nhìn chi tiết nhất.

5449650

Chi tiết nhất về thuế thu nhập cá nhân năm 2017

Danh mục sẽ tìm hiểu:

I.Cá nhân cư trú và không cư trú

II.Phương pháp tính thuế thu nhập cá nhân 

1. Cá nhân làm ở 1 công ty duy nhất    

a.Cá nhân không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng 

b. Cá nhân không cư trú

 c. Cá nhân có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

  • Thu nhập chịu thuế, thu nhập tính thuế
  • Các khoản phụ cấp ( được trừ khi tính thu nhập chịu thuế)
  • Các khoản giảm trừ
  • Bảng thuế suất và cách tính tiền thuế TNCN phải nộp

2. Cá nhân làm ở nhiều công ty

 a. Cách tính thuế TNCN cho cá nhân có nhiều nguồn thu nhập

b. Cách đóng BHXH, BHYT, BHTN cho nhân viên làm nhiều công ty

c. Cách tính giảm trừ bản thân và người phụ thuộc cho cá nhân làm nhiều nơi

d.Quyết toán thuế thu nhập cá nhân có nhiều nguồn thu nhập

 I. Cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú

Theo điều 1 thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013

  1. Cá nhân cư trú là cá nhân đáp ứng được 1 trong những điều kiện sau đây
  • Cá nhân có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trờ lên trong 1 năm dương lịch hoặc12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi tính là 1 ngày. Ngày đến và ngày đi được xác định bằng chứng thực của cơ quan xuất nhập cảnh trên hộ chiếu ( hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến Việt Nam.
  • Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam đáp ứng 1 trong 2 trường hợp sau:

+ Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:

Đối với người Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, không có thời hạn tại một chỗ nhất định và đã đăng kí thường trú

Đối với người nước ngoài: nơi ở thường xuyên là nơi ở thường trú ghi trong thẻ thường trú hoặc nơi ở tạm trú khi đăng kí cấp thẻ tạm trú

+ Có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở, với hời hạn của hợp đồng từ 183 ngày trở lên trong năm tính thuế

  1. Cá nhân không cư trú là không đáp ứng những điều kiện của cá nhân cư trú 

 II. Phương pháp tính thuế

Theo thông tư 111/2013/TT-BTC và 92/2015/TT-BTC

  1. Cá nhân làm ở 1 công ty duy nhất

 a. Cá nhân không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng lao động dưới 3 tháng:

+ Nếu thu nhập từ 2 triệu đồng /lần trở lên ( kể cả có mã số thuế hay không có mã số thuế) thì nộp 10% tại nguồn

+ Nếu cá nhân chỉ có duy nhất một thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ đi giảm trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân làm cam kết theo mẫu 02/CK-TNCN theo thông tư 92/2015/TT-BTC gửi tổ chức trả thu nhập để làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN và tại thời điểm đó cá nhân phải có mã số thuế

  • Nếu có thu thập từ 2tr/lần trở lên, hợp đồng dưới 3 tháng ,có mã số thuế cá nhân và chỉ có duy nhất thu nhập tại 1 nơi vào thời điểm đó, ước tính sau khi trừ đi giảm trừ gia cảnh không thuộc dạng nộp thuế TNCN thì làm cam kết 02/CK-TNCN là sẽ tạm thời chưa khấu trừ thuế TNCN
  • Nếu thu nhập dưới 2 triệu đồng/ tháng hợp đồng lao động dưới 3 tháng thì chỉ cần photo chứng minh thư của người đó kèm theo hợp đồng lao động, bảng chấm công và giấy tờ thanh toán tiền lương để làm căn cứ chứng minh chi phí

b. Cá nhân không cư trú tại Việt Nam ( thường là người nước ngoài)

Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công x 20%

 c. Cá nhân cư trú có hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên

Tính theo biểu lũy tiến từng phần

Cách tính:

Thu nhập tính thuế =  Thu nhập chịu thuế – các khoản giảm trừ

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = thu nhập tính thuế x thuế suất

Trong đó:

  • Thu nhập chịu thuế là: tổng các khoản thu nhập được tổ chức sử dụng lao động chi trả không bao gồm tiền ăn giữa ca, ăn trưa, phụ cấp điện thoại, phụ cấp trang phục, tiền công tác phí, thu nhập từ tiên lương tiền công làm thêm giờ, làm việc ban đêm được trả cao hơn so với tiền lương , tiền công làm việc ban ngày, làm việc trong giờ.
  • Các khoản phụ cấp ,trợ cấp được trừ khi tính thu nhập chịu thuế

+ Tiền ăn ca: ( thông tư 26/2016/TT-BTC)

Nếu doanh nghiệp không tự nấu ăn thì theo thông tư 26/2016/TT-BTC từ 10/2016, được miễn tối đa không quá 730.000đ/người/tháng, nếu vượt quá sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế số vượt quá.

Nếu doanh nghiệp tự nấu ăn thì được miễn hoàn toàn.

+ Tiền phụ cấp điện thoại: (công văn 5274/TCT-TNCN ngày 9/12/2015)

Theo quy định của công ty, chi vượt quá quy định sẽ cho tính vào thu nhập chịu thuế

+ Phụ cấp trang phục

Bằng quần áo: miễn toàn bộ, bằng tiền mặt: không vượt quá 5 triệu/người/năm

+ Tiền công tác phí (công văn 1166/TCT-TNCN ngày 21/3/2016)

Nếu những khoản chi phí như vé máy bay,tiền lưu trú, taxi và tiền ăn của cá nhân đi công tác được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập doanh nghiệp thì các chi phí này sẽ được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân.

+ Thu nhập từ tiên lương , tiền công khi làm thêm giờ, làm việc ban đêm

Số tiền được nhận cao hơn khi làm vào ban đêm, làm thêm giờ sẽ được trừ khi định thu nhập chịu thuế.

VD: ông A làm hành chính ban ngày được 100k/giờ, ông A làm thêm ban đêm được trả 150k/giờ thì số vượt 50k/giờ buổi đêm sẽ được trừ khi tính thu nhập chịu thuế của ông A

+ Phụ cấp xăng xe, chi phí đi lại ( công văn 2192/TCT-TNCN ngày 25/5/17)

Nếu phụ cấp xăng xe, chi phí đi lại thuộc về mục công tác phí thì được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

Nếu phụ cấp xăng xe, chi phí đi lại được nhận cố định hang tháng trên bảng lương thì sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế ( không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế cá nhân)

  • Các khoản giảm trừ

+ Giảm trừ bản thân : 9.000.000đ/ tháng và người phụ thuộc là 3.600.000đ/ người/ tháng (điều 9 thông tư 111/2013/TT-BTC)

+ Các khoản bảo hiểm bắt buộc : bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực nghề nghiệp

+ Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học

*) Chú ý: Kinh phí công đoàn không nằm trong các khoản giảm trừ nên 1%  phí  công đoàn vẫn bị tính khi tính thu nhập chịu thuế

–    Bảng thuế suất thuế nhu nhập cá nhân và cách tính

Bậc Thu nhập tính thuế/ tháng Thuế suất Cách tính số thuế phải nộp
Cách 1 Cách 2
1 Đến 5 triệu 5% 0 +5% x TNTT 5% TNTT
2 Trên 5 triệu đến 10 tr 10% 250.000 + 10% x TNTT trên 5tr đến 10tr 10%TNTT -250.000
3 Trên 10tr đến 18tr 15% 750.000 + 15% x TNTT trên 10tr đến 18tr 15% TNTT – 750.000
4 Trên 18tr đến 32tr 20% 1,95tr + 20% x TNTT trên 18tr đến 32tr 20% TNTT – 1,65tr
5 Trên 32tr đến 52tr 25% 4,75tr + 25% x TNTT trên 32tr đến 52tr 25% TNTT – 3.25tr
6 Trên 52tr đến 80tr 30% 9,75tr + 30% x TNTT trên 52tr đến 80tr 30% TNTT – 5,85tr
7 Trên 80tr 35% 18,15tr + 35% X TNTT trên 80tr 35% TNTT – 9,85tr

 

Ví dụ 1: Ông A có mức lương thực tế là 12 triệu, giảm trừ bản thân 9 triệu, đóng BHXH, BHYT , BYTN trên mức lương cơ bản là 5 tr, phụ cấp ăn trưa là 500.000đ

  1. Thu nhập chịu thuế của ông A là 12.000.000 – 500.000 = 11.500.000
  2. Số tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN trên lương ông A là:

5.000.000 x ( 8%+1,5% + 1%) = 525.000

– Thu nhập tính thuế của ông A là: 11.500.000 – 9.000.000 – 525.000 = 1.975.000

Thu nhập tính thuế của ông A ở bậc 1 nên số thuế ông A phải nộp là

  • x 5% =98.750

Ví dụ 2: Ông B có mức lương thực tế là 35tr, giảm trừ bản thân 9tr, đóng BHXH, BHYT,BHTN trên mức lương 5tr, phụ cấp ăn trưa : 780.000đ; phụ cấp điện thoại theo quy định của công ty ông B được nhận là :400.000đ

  1. Thu nhập chịu thuế của ông B là : 35.000.000 – 730.000 – 400.000 = 33.870.000
  2. Số tiền BHXH, BHYT, BHTN trên lương ông B là:

5.000.000 x(8%+1,5%+1%) = 525.000

–    Thu nhập tính thuế của ông B là:

33.870.000 – 9.000.000 – 525.000=24.345.000

Thu nhập tính thuế của ông B là ở bậc 4

Giờ ta cần hiểu bản chất về cách tính số thuế thu nhập cá nhân phải nộp theo  cách 1

Vì lương ông B nằm trong bậc 4 điều đó có nghĩa số tiền thuế TNCN của ông B sẽ phải tính từ bậc 1 đến mốc 24.345.000 ở bậc 4

+ Bậc 1: 5.000.000 x 5% =250.000

+ Bậc 2 : (10.000.000 – 5.000.000) x 10% = 500.000

+ Bậc 3: (18.000.000 – 10.000.000)x 15% = 1.200.000

+ Bậc 4: ( 24.345.000 – 18.000.000) x 20% = 1.269.000

Tổng số tiền ông B phai nộp thuế TNCN là: 250.000+ 500.000+1.200.000+1.269.000=3.219.000

Hoặc công thức rút gọn theo cách 1 ở bậc 4 của ông B sẽ là 1.950.000+ (24.345.000 – 18.000.000) x 20% = 3.219.000, nắm cốt lõi ở đây là ta hiểu được 1.950.000 được tính ra như thế nào.

Cách 2 cũng cho ra đáp ứng như cách 1 nên ta chọn cách nào cũng được.

  1. Cá nhân làm ở nhiều công ty

a. Cách tính thuế TNCN cho cá nhân có nhiều nguồn thu nhập

Theo khoản 1 điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 quy định về việc khấu trừ thuế TNCN

  • Đối với cá nhân cư trú ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế theo Biểu thuế lũy tiến từng phần, kể cả trường hợp cá nhân ký hợp đồng từ ba (03) tháng trở lên tại nhiều nơi.
  • Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BCT) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.( không được làm cam kết 20/CK-TNCN vì có từ 2 nguồn thu nhập trở lên)

   b. Cách đóng BHXH, BHYT, BHTN cho nhân viên làm nhiều công ty

Theo khoản 1 điều 39 quyết định 959/QĐ-BHXH ngày 9/9/2015:

“Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất”

  c. Cách tính giảm trừ bản thân và người phụ thuộc cho cá nhân làm nhiều nơi

Theo khoản 1 điều 9 Thông tư 111/2013/TT­BTC quy định về việc giảm trừ gia cảnh:

“c.1.1) Người nộp thuế có nhiều nguồn thu nhập từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh thì tại một thời điểm (tính đủ theo tháng) người nộp thuế lựa chọn tính giảm trừ gia cảnh cho bản thân tại một nơi.”

“i)  Người nộp thuế chỉ phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh cho mỗi một người phụ thuộc một lần trong suốt thời gian được tính giảm trừ gia cảnh. Trường hợp người nộp thuế thay đổi nơi làm việc, nơi kinh doanh thì thực hiện đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc như trường hợp đăng ký người phụ thuộc lần đầu theo hướng dẫn tại tiết h.2.1.1.1, điểm h, khoản 1, Điều này.”

 

  • Như vậy: ­

+ Cá nhân có nhiều nguồn thu nhập thì chỉ được tính giảm trừ bản thân tại 1 nơi. ­ Nếu muốn giảm trừ cho người phụ thuộc thì phải đăng ký tại Công ty đăng ký giảm trừ bản thân (Giảm trừ bản thân ở đâu thì đăng ký giảm trừ cho người phụ thuộc tại đó)

+ Nếu thay đổi chỗ làm phải đăng ký người phụ thuộc lại từ đầu

d. Quyết toán thuế thu nhập cá nhân có nhiều nguồn thu nhập:

Theo Công văn 801/TCT­ TNCN ngày 02/3/2016 của Tổng cục thuế: ­

  • Tổ chức trả thu nhập từ tiền lương, tiền công không phân biệt có phát sinh khấu trừ thuế hay không phát sinh khấu trừ thuế có trách nhiệm khai quyết toán thuế và quyết toán thuế thay cho cá nhân có uỷ quyền.
  • ­Trường hợp tổ chức không phát sinh trả thu nhập từ tiền lương, tiền công trong năm 2015 thì không phải khai quyết toán thuế TNCN.
  • Như vậy: Nếu Cty bạn trả lương cho ai thì phải quyết toán thuế TNCN cho họ (Dù có hay không phát sinh khấu trừ thuế). Tức là quyết toán phần tiền lương, tiền công mà công ty bạn trả cho nhân viên đó.
  • ­ Không trả lương thì không phải quyết toán.

“+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một tổ chức trả thu nhập, đồng thời có thu nhập vãng lai ở các nơi khác bình quân tháng trong năm không quá 10 triệu đồng đã được đơn vị trả thu nhập khấu trừ thuế theo tỷ lệ 10% nếu cá nhân không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai này thì được ủy quyền quyết toán tại tổ chức trả thu nhập ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên. Nếu cá nhân có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai thì cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế.”

Ví dụ 4: ­

+ Năm 2017, Bà A có thu nhập từ tiền lương theo hợp đồng lao động dài hạn tại Công ty X, ­

+  ­ Đồng thời có thu nhập vãng lai tại các nơi khác là 90 triệu đồng đã khấu trừ thuế TNCN 10%. ­

  • Như vậy, thu nhập vãng lai bình quân tháng trong năm 2017 của Bà A nhỏ hơn 10 triệu đồng (90 triệu đồng : 12 tháng = 7,5 triệu đồng/tháng)
  • Nếu Bà A không có yêu cầu quyết toán thuế đối với thu nhập vãng lai trên thì Bà A ủy quyền quyết toán thuế năm 2017 cho Công ty X. Công ty X chỉ quyết toán thuế thay Bà A đối với phần thu nhập do Công ty X trả.
  • Nếu Bà A có nhu cầu quyết toán thuế đối với phần thu nhập vãng lai trên thì Bà A phải tự đi quyết toán thuế với cơ quan thuế quản lý Công ty X

“+ Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một đơn vị, đồng thời có thu nhập vãng lai chưa khấu trừ thuế (bao gồm trường hợp chưa đến mức khấu trừ và đã đến mức khấu trừ nhưng không khấu trừ) thì cá nhân không ủy quyền quyết toán thuế mà phải tự đi quyết toán thuế TNCN.”

Ví dụ 5: ­

+  Năm 2017, Ông B có thu nhập từ tiền lương theo hợp đồng lao động trên 03 tháng tại Công ty M và được giảm trừ bản thân tại đây, ­

+ Tháng 3/2017 ông B có thu nhập vãng lai tại Công ty N là 20 triệu đồng đã khấu trừ thuế 10%,

+ ­ Tháng 10/2017 ông B có thu nhập vãng lai tại Công ty K là 1,5 triệu đồng chưa đến mức khấu trừ thuế.

  • Như vậy, trong năm 2017 Ông B có một Khoản thu nhập chưa khấu trừ thuế, nếu Ông B thuộc diện quyết toán thuế thì Ông B không ủy quyền quyết toán tại Công ty M, mà trực tiếp quyết toán thuế với cơ quan thuế. ­
  • Tại điểm d.1, khoản 2, Điều 26 Thông tư số 111/2013/TT­BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập quyết toán thay trong trường hợp:

“Cá nhân chỉ có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên tại một đơn vị và thực tế đang làm việc ở đơn vị tại thời điểm uỷ quyền quyết toán, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm.”

  • Căn cứ quy định trên thì cá nhân có thu nhập thường xuyên (trên 3 tháng) tại 2 đơn vị trả thu nhập không được ủy quyền quyết toán thuế TNCN.
  • Nơi nộp hồ sơ quyết toán thuế là cơ quan thuế quản lý đơn vị chi trả thu nhập mà Ông B đã đăng ký giảm trừ gia cảnh (Tức là cơ quan thuế quản lý Công ty M). Công ty N và K có trách nhiệm cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN để làm căn cứ thực hiện quyết toán thuế với cơ quan thuế.

Nếu bạn vẫn gặp khó khăn trong kế toán, các bạn có thể tham khảo một số dịch vụ bên công ty chúng tôi

MỜI THAM KHẢO THÊM CÁC DỊCH VỤ KHÁC CỦA NHẬT MINH:

Văn phòng: Tầng 6, Tòa nhà 229B Khương Hạ, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại:  024.6294.1113
Hotline:      0941.823.247
Email:  dichvuketoan@ketoannhatminh.com

Comments